Mệt mỏi khi mang thai phải làm gì?

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng không thể tránh khỏi của các mẹ bầu. Một số thai phụ miêu tả tình trạng này như cảm giác luôn kiệt sức, thiếu sức sống và uể oải. Tuy nhiên, một số người lại may mắn do sự khó chịu ở mức độ tương đối nhẹ.

Nguyên nhân gây mệt mỏi khi mang thai

Thiếu máu

Thiếu máu là vấn đề xảy ra phổ biến ở bà bầu do không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tình trạng thiếu máu chiếm đến 36,8% ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nó có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở và mệt mỏi ở bà bầu.

Mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi của các mẹ bầu. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, các thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu và cả 3 tháng cuối thai kỳ. Để có thai kỳ khoẻ mạnh, việc cải thiện chứng mất ngủ là điều cần thiết phải làm.

Tiểu đường thai kỳ

Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai thì lại có 1 người gặp mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của thai nhi. Chứng tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu cảm giác mệt mỏi khi mang thai, kèm theo sụt cân, thiếu sức sống và xây xẩm mặt mày. Nếu gặp phải tình trạng này, thai phụ cần đến bệnh viện để được kiểm tra và tuân thủ các khuyến cáo từ bác sĩ.

Các thay đổi ở hệ tuần hoàn của thai phụ

Trong thai kỳ, nhịp tim và cung lượng tim của mẹ bầu tăng lên để thúc đẩy chuyển hoá, thích nghi với cơ thể mẹ trong thời kỳ này. Đây cũng là một trong những lý do khiến phụ nữ mang thai mất nhiều sức và cảm thấy mệt mỏi hơn.

Bí quyết giảm mệt mỏi khi mang thai cho bà bầu

Nghỉ ngơi đầy đủ

Một trong những biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bà bầu sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường. Đa số các bà bầu sẽ có cảm giác này và ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên. Ngủ quá nhiều càng khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi hơn.

Bà bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đừng ngủ quá nhiều vào ban ngày. Bên cạnh đó, đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt và muốn được ngả lưng. Mẹ bầu nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.

Uống nhiều nước

Phụ nữ mang thai nên uống đủ nước vào buổi sớm trong ngày. Không nên uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước giờ đi ngủ. Điều này giúp bạn không bị thức giấc và trở dậy để đi tiểu về đêm.

Xây dựng chế độ ăn đủ chất

Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo và thịt nạc… Điều này sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn và giảm bớt chứng mệt mỏi khi mang thai. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể mẹ. Nếu gặp tình trạng thiếu cân hay thừa cân trong thai kỳ, hãy gặp bác sĩ ngay để được tư vấn về lượng calo và chế độ ăn phù hợp.

Bớt lo âu, căng thẳng

Mẹ bầu nên buông bỏ bất cứ áp lực nào bên ngoài, từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng khiến thai phụ khá vất vả rồi. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối, đều không phải thời điểm thích hợp để bạn làm những công việc quá sức cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn, thoải mái. Luôn giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn vượt qua.

Related Posts